Công thức bếp bánh, Chia sẻ kinh nghiệm

Atiso sấy khô món quà thần dược từ thiên nhiên

Atiso sấy khô – Nguồn gốc của Atiso

Bông Atisô sấy khô là đặc sản nổi tiếng của Đà Lạt. Đây là bộ phận chứa nhiều dưỡng chất và có nhiều tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Bông Atiso muốn bảo quản lâu thì phải sấy khô hoặc làm cao atiso sẽ bảo quản được lâu.

Vậy Atiso sấy khô nguồn gốc thế nào? Atiso được làm từ Cây Atiso có nguồn gốc miền Nam Châu âu. Được người Pháp di thực vào Việt Nam từ thế kỷ trước. Hiện Atiso được trồng nhiều ở Đà lạt, Sa pa, Tam đảo. Theo đông y, lá cây Atisô có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng đề điều trị bệnh phù và thấp khớp. Ngoài việc dùng đế cụm hoa và lá để ăn. Atisô còn được dùng làm thuốc như: thông tiểu tiện, thông mật, chữa các bệnh suy gan thận. Và bệnh viêm thận cấp, mạn tính và sưng khớp xương. Người ta còn dùng thân và rễ Atisô thái mỏng, phơi khô, công dụng như lá.

Atiso sấy khô
Công dụng và lưu ý khi dùng Atiso sấy khô:

Atisô sấy khô có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, Cynarin các vitamin: A , B1, B2, C. Hàm lượng vitamin C và chất Cynarin là đặc biệt cao. Bông atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực. Kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc. Tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).

Atiso sấy khô một loại thảo dược rất tốt cho gan yếu. Hay men gan cao nổi mẩn ngứa, nóng trong người. Hay nước tiểu có màu vàng, ăn uống khó tiêu hoặc thường xuyên sử dụng rượu bia, thì nên dùng atiso sau bữa ăn sẽ cải thiện tình trạng men gan tối thiểu. Atiso rất tốt cho gan vì nó có thể làm sạch được các độc tố trong gan. Vì vậy phụ nữ nếu thường xuyên uống nước atiso sẽ có làn da hồng hào và trẻ rất lâu.

Tuy nhiên, nếu lạm dụng Atiso sấy khô, một ngày uống hơn 2 lít nước trà atisô sẽ gây tác động không tốt tới cơ thể như trướng bụng, suy thận và chán ăn.

Vì vậy nên sử dụng Atiso sấy khô một cách khoa học.

atiso sấy khô
Atiso sấy khô và cách làm:

Hoa, lá rễ Atiso được làm sạch, cắt nhỏ, thân cứng cần tán nhỏ, sắt miếng để làm nguyên liệu sấy.

Xếp atiso đều lên khay sấy và điều chỉnh nhiệt độ thời gian sấy.

Để chất lượng sản phẩm Atiso sấy khô đạt được tốt nhất. Người ta thường dùng nhiệt độ cao để đình chỉ hoạt động của các enzim. Tuy nhiên, nhiệt độ không được quá 80*C.

Bắt đầu sấy với chế độ nhiệt khoảng 75-80*C. nửa tiếng đảo chiều 1 lần.
Sau khoảng 2 lần đảo chiều, giảm nhiệt độ xuống 60-70*C.
Sau khoảng 4h sấy, giảm nhiệt xuống 40-50*C.

Sản phẩm atiso sấy khô sau khi sấy sơ bộ được chế biến thành nhiều dạng sản phẩm khác nhau như: tán nhỏ thành bột để làm trà túi lọc. Hoặc trích li sản phẩm hoặc đóng gói khô thành thành phẩm.

Atiso sấy khô

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *